Feb 28, 2016

ĐƠN GIẢN HOÁ CUỘC SỐNG /How to Simplify your life

Bí quyết đơn giản hoá cuộc sống - Tác giả: Werner Tiki Kustenmacher và Lothar J.Seiwert. 

#1 CON ĐƯỜNG ĐƠN GIẢN HOÁ

Để bắt đầu đi vào việc Đơn giản hoá này, trước tiên bạn hãy tự trả lời câu hỏi: "Vì sao tôi muốn đơn giản hoá cuộc sống? đơn giản hoá có ý nghĩa gì đối với tôi?". 

"Sự đơn giản hoá trái ngược với đòi hỏi, nó mang tính tích cực và là một khả năng mà bạn đã có từ lâu. Bản chất con người là một thực thể đơn giản". "Dạng thức cơ bản nhất của sự đơn giản chính là chỉ đơn thuần tồn tai mà thôi". 

Với vài trích dẫn ở đầu chương 1, mình đã thấy quá cần thiết, quá hợp lý, quá phù hợp với bản thân mình. Giờ ăn không nhiều, ngủ đủ, làm việc bình thường, chơi là chính (cuộc sống hoang dã thì đa số các loài thú đều vờn nhau là chính, lang thang ngắm sông núi nước non thôi chứ giờ rình mồi chắc chỉ chiếm vừa phải. Nghe câu "Dạng thức cơ bản nhất của sự đơn giản chính là chỉ đơn thuần tồn tại mà thôi" trí lý quá trời. Mình cũng chỉ mong mình đơn thuần là tồn tại, tồn tại một cách tự nhiên, không vướng bận và cũng không mắc bệnh tâm thần để ra ngoài ị bậy, tè bậy và chửi bậy là được :))). Nếu mà làm thế thì lại phá vỡ sự tồn tại một cách đơn thuần của người khác, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người thân, bạn bè, quả thực lại không phù hợp với một lối sống đơn giản rồi. 

Moi người sẽ rất ngạc nhiên, khi nhận ra rằng: hoá ra con người ta tìm mọi cách, nghiên cứu đủ thứ trên đời chỉ là để có cảm giác được giải phóng sức lao động, có sự thảnh thơi để nghỉ ngơi. Nào là máy móc, công nghệ, máy bay, tàu hoả, nồi cơm... Nhưng hoá ra, khi chất nó vào nhà, thì ngay lập tức biến ngôi nhà trở thành một nhà kho chứa đầy vũ khí nguy hiểm, có những thứ rất gây tổn hại đến sức khoẻ như các thiết bị điện tử từ tivi, lò vi sóng, bếp từ đến máy xay hoa quả... Thế vậy mà khoa học cứ nghiễm nhiên được mọi người đón nhận, thậm chí tôn sùng những trang thiết bị điện tử, cứ tưởng là mình được giải phóng sức lao động, ai ngờ mình lao ra ngoài kiếm tiền hùng hục, rồi lại đốt tiền vào lò vi sóng, điện thoại, bếp từ, tủ lạnh, tivi... Chính là mỡ mình rán chính mình, có phải không? Thế có phải là "Khát vọng về sự đơn giản đã bị biến thành một quá trình gia tăng sự phức tạp" hay không? 

Con đường đơn giản hoá cuộc sống được đặt trên chính nền tảng của sự phức tạp mà chúng ta đang trải qua. Nó sử dụng chính những kinh nghiệm và những lỗi lầm mà mình đã mắc phải. 

Đơn giản hoá là một quá trình bạn cần được thích ứng từ bên trong hướng ra bên ngoài. Nội tâm của bạn phải được trang bị và các hành động bên ngoài phải phù hợp với những gì nội tâm mong muốn bạn thực hiện. Như vậy, tiến trình đơn giản hoá sẽ đồng hành cùng bạn bắt đầu từ chiếc bàn làm việc, từ việc tổ chức thời gian, không gian sống, tới các mối quan hệ cá nhân. Khi tất cả các hành động được đồng nhất cùng suy nghĩ, cơ thể bạn sẽ thích ứng dần với nó về cả mặt thể chất lẫn tinh thần, từ cảm xúc đến lý trí. 

Trong cuốn sách, tác giả sắp xếp mô hình sống theo KIM TỰ THÁP 7 TẦNG. Ở mỗi tầng là một kho tàng đang chờ bạn tới sắp xếp lại, đơn giản hoá nó và hoà hợp với nó. 

Tầng 1: Các vật dụng
Tầng 2: Tình hình tài chính
Tầng 3: Thời gian
Tầng 4: Sức khoẻ
Tầng 5: Các mối quan hệ
Tầng 6: Đời sống lứa đôi
Tầng 7: Bản thân bạn

Với mỗi chương, sẽ tương ứng với một đêm ngủ và mơ, cách viết của tác giả rất lôi cuốn, khiến người ta có thể có những trải nghiệm hết sức thú vị và có hứng thú mong muốn được thực hiện việc đơn giản hoá cuộc sống ngay và luôn. Nhưng đâu có dễ thế, để thực hiện điều này, đòi hỏi khá nhiều sự tích cực và động lực, nó là bỏ đi những thói quen gây mất thời gian và lãng phí nguồn lực của mình rất nhiều. Bỏ đi một thói quen, thực sự đâu có dễ dàng gì! 

/Hết phần 1/ 

No comments:

Post a Comment