Jun 29, 2018

PLATO VÀ CON THÚ MỎ VỊT (Trích đoạn)

Hà Nội, ngày 28/6/2014 


Thực ra, khi nói về Triết học thì chúng ta thường thấy nó rất cao siêu, siêu hình, siêu đủ các loại siêu dẫn tới người đọc thấy liêu xiêu!
Thực ra thì rằng là mà toàn lấy cái siêu để giải thích cái siêu nên người đọc không hiểu là phải.
Mình thấy, khi đọc cuốn này, cứ 1 cái siêu thì sẽ được trích dẫn một truyện cười, giải thích Triết học qua Truyện cười thấy Triết học đỡ siêu hơn hẳn! Mà đặc biệt là truyện cười bậy bạ.
Lấy 1 ví dụ nhá! Nói về Phép Nguỵ biện.
Một quý ông Do Thái lớn tuổi cưới 1 cô vợ trẻ, và họ yêu nhau thắm thiết. Tuy nhiên, dù đức ông chồng nỗ lực cách mấy trên giường, chị vợ cũng không bao giờ đạt cực khoái. Vì một người vợ Do Thái có quyền hưởng khoái cảm tình dục, nên họ quyết định đến hỏi giáo sĩ. Nghe đôi vợ chồng trình bày xong, ông giáo sĩ vuốt râu, và đưa ra lời gợi ý sau đây:
"Hãy thuê một thanh niên to khoẻ. Khi hai người làm tình, thì nhờ anh ta vẫy vẫy chiếc khăn tay ở phía trên. Việc đó sẽ giúp cho người vợ trở nên mơ màng và hẳn sẽ đem lại cực khoái."
Đôi vợ chồng đi về nhà và làm theo lời khuyên của giáo sĩ. Họ thuê một anh chàng đẹp mã đứng vẫy chiếc khăn khi họ làm tình. Vô ích, chị vợ vẫn không thoả mãn.
Bối rối, họ lại tìm tới ông giáo sĩ. "Thôi được", giáo sĩ nói với đức ông chồng, "hãy thử làm ngược lại. Để người thanh niên làm tình với vợ ông, còn ông thì vẫy khăn phía trên họ". Một lần nữa, hai vợ chồng lại làm theo lời khuyên của giáo sĩ.
Anh chàng đẹp trai lên giường với chị vợ, còn ông chồng đứng vẫy khăn. Chàng trai vào việc hết sức khí thế, chẳng mấy chốc chị vợ đã cực khoái, la hét rung chuyển cả căn buồng.
Người chồng mỉm cười nhìn chàng trai, đắc thắng nói: "Thằng đần ạ, phải biết vẫy khăn như thế chứ!"
-----------------------------------
Đấy! Nguỵ biện thế mới là nguỵ biện chứ! Nhưng nói chung cuốn này khá là khó đọc! Vì nó vẫn là cuốn sách về Triết học các bạn ợ! 

Tuyển tập Paulo Coelho

Hôm qua có đọc bản online về Tuyển tập Paulo Coelho - Tác giả cuốn Nhà Giả Kim. Mình đã thực sự không ngạc nhiên khi nghe tự sự của ông về cuộc đời. Thật sự, người ta cần trải nghiệm nhiều thứ như vậy để có thể thăng hoa và viết lên "Những tiếng nói vũ trụ".
Đọc thêm một vài truyện ngắn bên dưới, có một truyện khiến mình đọc rất say sưa và cũng gây cho mình không ít hứng thú, cảm giác như một chân trời mới hiển hiện, những thông tin về một thế giới mới, một thế giới của những cô gái điếm, nhưng thực sự là một gái điếm chân chính. Cô ta cũng giống như bao phụ nữ khác, dù đẹp dù xấu, họ đều có mong ước một cuộc sống giàu có, lãng mạn bên một người đàn ông đủ sức bao bọc họ, khiến cho cuộc sống của họ được như họ mơ ước. Anh ta phải giàu có, thông minh và khỏe mạnh! ))
Chi tiết gây xao động nhất đối với mình, đó là khi cô gái điếm ấy gặp gỡ tình cờ một anh họa sỹ. Kể từ đó, sự tình bắt đầu đi theo mô típ chung của tác giả, là cuộc gặp gỡ định mệnh, cuộc gặp gỡ đem lại tự do tinh thần, đem lại cảm xúc thiêng liêng, đó là tình yêu!
Cô ấy, hẳn là người phụ nữ lý trí, yêu và thích dựa trên các thông tin thu lượm được một cách trực quan. Việc đầu tiên là biết chắc anh ta giàu có, việc thứ hai là biết chắc anh ta thông minh. Việc thứ ba là biết chắc anh ta đang tự do; Và cơ hội để lợi dụng anh ta đưa cô nàng lên bục danh dự, dựa trên bức chân dung anh vẽ cô, vẽ bằng một thứ ánh sáng riêng chỉ mình cô có, thứ ánh sáng anh ta thật sự cần cho những tác phẩm của mình.
Và hẳn là, anh ta cũng thật tinh tế. Anh nhìn ra thứ ánh sáng của một người tự do, một thứ ánh sáng mạnh mẽ và tinh khiết. Kỳ lạ thay, thứ ánh sáng ấy lại tỏa ra từ một cô gái điếm. Anh biết rất rõ nghề nghiệp của cô, biết rất rõ những cuốn sách cô đang cầm trên tay chỉ là một thứ vỏ bọc giả tạo, đối với anh ta, cái thứ mà cô đang làm và sẽ làm - Nông trang và Tình dục, thực sự là nhàm chán! Đối với cô, đó là sự ngạc nhiên, nó vượt qua tầm hiểu biết của cô về đàn ông, đặc biệt là người đàn ông 29 tuổi thành đạt. Sự thẳng thẳn của anh đã thực sự lôi cuốn cô, sai khiến cô hành động theo cách mà trước đây cô không thường làm.
Phụ nữ, nói một cách thông thường, dù thông minh thế nào, tỉnh táo và lý trí thế nào rồi cũng có lúc rơi vào cạm bẫy do chính mình luôn chăng sẵn, chăng sẵn ra để tránh, cuối cùng vẫn vấp vào đó thôi.
Con đường đến Santiago là con đường nào? là con đường hành hương, vài nghìn năm nay nó vẫn hiển hiện ở đây, vậy mà cô đâu có biết, thế rồi cô tò mò và hỏi, chỉ vì cần có câu trả lời cho một thứ vốn dĩ cũ rích và không có nhiều tác dụng cho cuộc sống của mình mà cô vẫn lao vào, bỏ qua các quy tắc do chính mình đặt ra để tìm câu trả lời. Và vì con đường đó, họ đã đi dạo, đã trò chuyện, đã phải lòng...
Anh ta nghĩ đến cô ta, không phải nghĩ đến một con điếm.
Anh ta nghĩ đến cô ta, là một phụ nữ, một phụ nữ có thứ ánh sáng đặc biệt.
Cô ta nghĩ đến anh ta, nghĩ đến như một người yêu.
Cô ta nghĩ đến anh ta, nghĩ đến như một chân trời mới, chân trời tự do nơi có tình yêu chắp cánh.
Paulo Coelho là như vậy đấy, mỗi cuốn sách của ông, mỗi câu chuyện của ông đều là những lọ thủy tinh chứa đầy những giấc mơ huyền bí, ảo diệu. Nơi câu chữ của ông hiển hiện một thứ ánh sáng trong suốt, trong veo đến độ ta dường như chợt quên đi hiện tại, hòa vào những giấc mơ cùng nhân vật, thông qua nhân vật để tự nghĩ đến mình, đến đời và đến cả vũ trụ quanh ta.
Tôi muốn gọi ông là bác sỹ, hay người kể chuyện nghìn lẻ một đêm cũng được, bởi mỗi câu chuyện của ông, là một cốc nước tinh khiết bồi dưỡng tâm hồn tôi, thắp lửa cho những mạch nguồn để tôi tự tìm thấy chính mình.
Cảm ơn Coelho! 

NHỮNG CÂY CẦU Ở QUẬN MADISON By Robert James Waller


Trước tiên là cám ơn một người chị đã tặng cuốn này cho Chuông Gió. Dù đã có từ lâu, nhưng đúng đến giờ mới đọc cuốn này.
Thứ hai, là, dĩ nhiên, để dành tặng cho những người muốn cảm nhận về một dạng tình yêu "tâm linh tương thông".
Những cây cầu ở quận Medison: một thứ cảm xúc sóng sánh như rượu vang đỏ, thơm thơm, ngòn ngọt và xa xa, hơi mơ màng. Ở miền nông thôn nước Mỹ ấy, chị đã sống trầm lặng, bình yên bên người chồng trách nhiệm. Rồi bỗng có một ngày, bỗng dưng xuất hiện một thứ ánh sáng mới, ánh sáng trong những thước phim của anh thợ "làm ảnh" đến từ thành phố. Mô típ truyện sẽ gây bất ngờ một chút đối với những độc giả ưa truyện ngôn tình. Anh và chị gặp nhau, lôi cuốn bởi nhau, tự nhiên như các luồng sáng đan xen với nhau, chẳng phân biệt được đâu là ranh giới của hai thứ ánh sáng ấy. Đôi bên cùng cố tránh đi, nhưng đều bị thôi thúc bởi tiếng nói bên trong, những điều họ làm cho nhau, đều im lặng và tự nguyện. Vẻn vẹn bốn ngày, từ việc để ý hình thức bên ngoài, tới khám phá nghề nghiệp, sau đó là len được đến nội tâm sâu sắc. Hai người đã đến với nhau và không mong chờ, và cũng thực sự không vì thứ tình cảm sắc son đó mà rời bỏ hiện tại. Sau 5 ngày, anh đi đường anh, chị ở lại với nông trại. Sống cho tới khi người chồng qua đời. Lần đầu tiên chị cố gắng liên lạc với anh, và không có hồi âm.
Kỷ niệm của anh và chị, giữ nó ở trong lòng. Chỉ hai người cảm nhận cùng nhau, tưởng nhớ đến nhau, không phô trương, không trồi sụt. Cứ duy trì thế, không có người thứ 3 chen vào. Câu chữ của Robert James Waller bình dị lắm, xúc cảm lắm. E là càng cố dùng ngôn ngữ của chính mình để mô tả, Chuông Gió sẽ giống như người áp đặt cho câu chuyện về những cây cầu, mà thực ra là chuyện của Robert Kincaid và Francesca, các cây cầu chỉ là lý do tạo khởi lên mối tình của họ. Đôi khi nghĩ cũng thật lạ, có những mối nhân duyên kỳ bí, được dẫn dắt bởi hàng vạn lý do, và người ta thường không nhớ lý do, người ta chỉ nhớ kết quả của lý do đó mà thôi. Robert nói: hoá ra trước giờ anh sống như thế, làm việc như thế, ăn những thứ như thế, gặp những người như thế, chỉ là, để giờ này anh được gặp Francesca. Còn chị, từ nước Ý, từ một bang xa lắc nào đó của nước Mỹ, chị đã theo chồng đến Medison, chỉ là chờ anh ấy. Nhờ có anh ấy, chị cũng đã can đảm sống hết đời còn lại ở quận Medison, nếu không, với bản năng, với đam mê và sức sống của mình, chắc gì chị đã ở lại nơi đây.
Sống và tìm được lý do sống, chẳng phải là ước mơ của mỗi chúng ta sao!
Đọc xong cuốn này mới nhớ tối qua không chat với bạn Hà