Apr 13, 2015

NGHÈO, ĐÓI VÀ SỰ NGU DỐT

Thực ra là phải viết ngược lại mới đúng: Sự ngu dốt - nghèo - đói.

Khi đến với những miền đất nghèo, cái đầu tiên tôi chú ý lúc nào cũng là những gì thuộc về tự nhiên. Vùng đất hôm nay tôi đến, là những mảng đồi núi trơ trọc, lơ thơ một vài cây cao. Thầy giáo đưa tôi đi nói, "Đi cả mấy quả núi này, chỉ còn có 1 cây gạo đường kính 1,2m, ngoài ra không còn cây to nữa, hết thịt rồi, giờ chỉ còn trơ xương thôi". 

Đi hết quả núi này, đến quả núi khác, đều một cảnh như nhau:


Đường đi khó, chỉ toàn đất đỏ bết dính và trơn trượt, nếu trời mưa thì các thầy  cô giáo phải đi bộ hoặc nếu có nhỡ đi xe đều phải tháo hết hơi và dắt bộ.




May mắn thay, tôi đi cùng với thầy giáo để lên chính điểm trường của thầy, nên thầy quen đường và dẫn đầu, để tôi có thể đến trước và quay lại chụp được cảnh các bạn hữu đi sau:


Trời hôm nay không nắng, mây đôi lúc lờ mờ, cây cối khẳng khiu, trơ lụi thế này: 




Đến hộ dân đầu tiên trong bản: 








Từ đây có thể nhìn thấy ngôi trường đầu tiên, tôi không thể tin vào mắt mình kia là một ngôi trường, thực ra đó là điểm trường, ở nơi này có một lớp học gồm 7 học sinh từ lớp 2 đến lớp 4, bên cạnh là một lớp mầm non. 


Tên điểm trường:



Toàn cảnh điểm trường:



Đây là khu vực dự kiến làm phòng ở cho giáo viên, đã huy động dân bản đan vách và chuẩn bị trộn đất để chát tường nhưng do hoàn cảnh khó khăn quá nên đành gác lại lâu lâu: 




Bên trong lớp học:



 Chụp từ phía trên:



Tiếp tục dấn bước, phía trên bên phải là nhà của Trưởng bản, phía dưới bên trái là điểm trường số 1 vừa đi qua:



 Trên trường đi:



Đã đến điểm trường thứ 2:




Trong lớp học:



Phương tiện học tập:


Bên ngoài trường:





Nhà vệ sinh: 


Phòng ở giáo viên:




Bếp ăn giáo viên và học sinh:



Đồ chơi của các bé mầm non:










Thực sự, khi đến đây, chứng kiến tận mắt hoàn cảnh sống của người dân, và sự chia sẻ chân tình từ các thầy giáo dạy tại đây, tôi thực sự không biết phải bắt đầu như thế nào? Muốn giúp cũng không biết giúp thế nào cho tốt. Bởi thực sự, họ có rất ít ước mơ, trẻ em gần như không biết thế nào là ước mơ, ngoài việc mơ hàng ngày có cái ăn, quần áo có cũng chẳng buồn mặc, hầu như đứa trẻ con nào cũng cởi chuồng, chúng không có thói quen đi dép, mặc quần, rửa tay, rửa mặt. Hỏi vì sao không dạy chúng làm những việc đó, thầy bảo: "làm gì có nước đâu chị, đến nước ăn còn không có, muốn có nước uống phải xách bình đi lấy, lấy từng bình về uống thôi". Vì không có nước nên cũng chẳng có điện, vì không có nước nên cũng chẳng trồng rau được, có trồng hoa thì trẻ con cũng ra vặt chơi hết. 


Vậy người ta nghèo - đói bởi cái gì? Phải chăng là vì hoàn cảnh sống, hay vì chính sách của chính quyền, hay là vì chính bản thân người ta? Nơi đây, phương tiện liên lạc vẫn được sử dụng là đứng từ ngọn núi này, lấy tay bắc loa để thông báo họp bản. Cả bản, đi từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia mới có 1 cái nhà. Cả bản có 9 hộ, mà trưởng bản thì nghèo quá, phải đi xuống núi làm thuê, từ tết đến giờ không ở nhà, nên không có ai vận động dân cho con cái đi học, lớp học cứ bỏ không vậy.  


Đến lớp học, học sinh có hôm đến gọi thầy giáo: "Thầy giáo ơi, bố tao bảo mày xuống ăn cơm". Nghe kể chuyện mà cười như nắc nẻ, đúng là văn hóa của người ta, khó có thể ngày một ngày hai mà bỏ được. Nghĩ cũng thương các thầy cô giáo, đi thật xa vào bản dạy học, có hôm đến lớp không có học sinh, lại phải vào tận nhà hỏi thăm xem học sinh đi đâu, làm gì hoặc gia đình có chuyện gì không cho đi học. 












Loanh quanh thế mà đã qua mấy ngọn núi, thấy chỗ nào cũng giống chỗ nào, toàn trọc lóc. Bến dưới kia có một cái ao, người ta đã phải bán một con bò mới đủ tiền đào cái ao đó. Khu vực này, nghe nói đang xin chính quyền cho làm ruộng bậc thang để người dân định cư, không sống du canh du cư nữa:



Con đường quanh co bên sườn núi chính là con đường mình đi từ dưới núi lên, nhìn thế thôi chứ không chú ý là tay lái liệng ngay xuống núi. Có lẽ mình là người gan dạ hay là xế của mình cứng tay chứ các bạn xe khác về miêu tả lại cảm giác ghê lắm, không phải như mình vừa đi vừa chụp ảnh nhoanh nhoách đâu, những ảnh này đa số là ngồi sau xe bấm máy đấy!



Mà nói thật, giờ ngồi nhà rồi, vẫn tự hỏi: giả sử mình là người chính phủ, mình cũng chẳng biết nên đưa chính sách nuôi con gì, trồng cây gì ở đây, chỗ nào cũng chặt hết sạch gỗ rồi, đất đai giờ khô cằn, chả biết trồng gì cho ra kinh tế. À, thấy thấp thoáng đâu đó trồng cà phê với su su. Nhưng mà dân ở đây họ lười lắm, có cho vay vốn để xóa đói giảm nghèo thì họ cũng mang tiền về rồi cho vào ống bươm, nhét lên mái nhà hoặc gác bếp ấy. Có nhà thì mang đi uống rượu hết chứ chẳng biết mua gì mà nuôi, trồng gì mà ăn ngoài cây ngô, cây lúa. Nghe nói, bữa ăn của họ chỉ có cơm, ngô và nước lã, họ cũng không trồng rau để ăn đâu. 

Thật cũng nan giải nhỉ? Cứu người, giúp người, cũng phải nghĩ cách giúp cho lâu dài, có chiến lược hẳn hoi chứ, cứ mang tiền đến giúp được một lần hai lần là cùng, chứ làm sao mà cứu lâu dài được. Làm anh chính sách cũng vất vả thật nhỉ? Chẳng biết mấy anh làm bên ủy ban dân tộc miền núi họ làm thế nào? Chiến lược quốc gia đây, đau đầu quá! Cái này phải hỏi mấy anh thông minh và tỉnh táo chứ hỏi mình thì mình bó tay rồi, nếu cho mình đất, cùng lắm là mình trồng đào, trồng rau su su và nuôi lợn, nuôi gà thôi chứ chả biết làm gì hơn. Được cái mình cũng thuộc loại chăm chỉ và thực sự, mình chưa bao giờ muốn mình được liệt vào dạng người nghèo. Mình không đồng ý để mình nghèo đâu, nên dù trong hoàn cảnh nào chắc cũng phải làm việc thôi! :)

Trên đường về, nhân lúc đợi thầy hiệu trưởng đến, đứng ven đồng xem lúa: 


Niềm vui đi làm:



Thanh niên hoi đây, đang nịnh nó dạy mình chụp máy phim, thế nên bonus cho nó một cái ở dưới cùng.



Giờ thì chờ Quế cay gủi báo cáo cho Quan Lại, sau đó lên kế hoạch cho chuyến đi vào tháng sau. Chắc là sau đợt đi Thổ về sẽ quay lại đây, mà chắc gì đã đi được Thổ, visa còn chưa có kìa!

Tạm dừng, ngày 13/4/2015.